Vì sao doanh nghiệp cần bảo vệ API dù đã trang bị nhiều lớp bảo mật truyền thống như tường lửa (FW), chống DDoS, WAF, APT, IPS?

Vì sao doanh nghiệp cần bảo vệ API dù đã trang bị nhiều lớp bảo mật truyền thống như tường lửa (FW), chống DDoS, WAF, APT, IPS?

Nhiều anh chị lãnh đạo doanh nghiệp chia sẽ với tôi "Doanh nghiệp của anh có nhiều lớp bảo vệ FW, DDOS, WAF, APT, IPS thì có cần trang bị lớp API Protection không?", hoặc "Nếu tôi làm hệ thống Back End đủ an toàn thì có cần lớp bảo vệ API Protection không?"

Vậy Lớp bảo mật API Protection này hoạt động như thế nào? Trong bài viết hôm nay, tôi sẽ phân tích các yếu tố vì sao doanh nghiệp phải chú trọng đến bảo vệ API từ máy trạm (ứng dụng trên thiết bị di động) đến máy chủ backend, và API Protection hoạt động như thế nào.

1. API là cổng giao tiếp chính giữa ứng dụng di động và backend

API là cầu nối quan trọng giữa thiết bị người dùng và hệ thống backend. Nếu API bị tấn công hoặc bị khai thác, toàn bộ hệ thống có thể bị tổn hại, bao gồm:

  • Rò rỉ dữ liệu người dùng (PII, thông tin tài chính...)
  • Tấn công chiếm quyền kiểm soát tài khoản (Account Takeover)
  • Lạm dụng API để thực hiện các giao dịch gian lận

Mặc dù backend có thể được bảo mật tốt, nhưng nếu API không có cơ chế bảo vệ thích hợp, kẻ tấn công có thể khai thác API để vượt qua các lớp bảo vệ truyền thống.

2. Vì sao các giải pháp bảo mật truyền thống không đủ để bảo vệ API?

🔹 WAF không đủ để bảo vệ API

WAF có thể lọc các cuộc tấn công dựa trên mẫu như SQL Injection hay XSS, nhưng lại không phát hiện được các cuộc tấn công API chuyên biệt như:

  • API Abuse: Tấn công bằng cách gửi hàng triệu yêu cầu API hợp lệ nhưng bất thường.
  • API Scraping: Thu thập dữ liệu từ API để thực hiện các hành vi gian lận.
  • Tấn công Business Logic: Lợi dụng API để thực hiện giao dịch ngoài ý muốn.

🔹 Hệ thống chống DDoS truyền thống khó phát hiện DDoS API

Các hệ thống chống DDoS truyền thống dựa vào lưu lượng mạng bất thường, nhưng DDoS API (Low-and-Slow Attacks) có thể gửi một lượng lớn yêu cầu hợp lệ với tốc độ thấp để qua mặt các cơ chế chống DDoS.

🔹 IPS, APT không thể ngăn chặn API Abuse

  • Các hệ thống IPS và APT chủ yếu phát hiện mã độc và tấn công ở tầng mạng.
  • API có thể bị khai thác từ thiết bị hợp lệ đã qua xác thực, khiến các giải pháp truyền thống khó phát hiện.

3. API Protection hoạt động như thế nào?

API Protection là lớp bảo vệ giúp phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công API theo thời gian thực, đảm bảo API chỉ được truy cập hợp lệ từ ứng dụng di động và người dùng hợp pháp. Một hệ thống API Protection hiệu quả thường bao gồm:

✅ Bảo vệ API từ phía ứng dụng di động

  • Obfuscation & Anti-Tampering: Mã hóa API keys, tokens và ngăn chặn sửa đổi ứng dụng.
  • Runtime Protection (RASP): Phát hiện hành vi bất thường trong ứng dụng di động như inject code, reverse-engineering.
  • Device Attestation: Xác minh thiết bị để đảm bảo API chỉ được truy cập từ môi trường an toàn.

✅ Kiểm soát truy cập API (API Gateway & Security Layer)

  • Rate Limiting & Throttling: Ngăn chặn API abuse bằng cách giới hạn số lượng yêu cầu API mỗi giây.
  • OAuth2, JWT Security: Xác thực và cấp quyền truy cập API một cách an toàn.
  • mTLS (Mutual TLS): Đảm bảo kết nối API được mã hóa và xác thực từ cả hai phía.

✅ Phát hiện và phản ứng với mối đe dọa API

  • AI/ML-based Behavior Analysis: Phát hiện tấn công dựa trên hành vi sử dụng API bất thường.
  • Threat Intelligence & SIEM Integration: Kết hợp với hệ thống giám sát để phát hiện và xử lý sự cố API theo thời gian thực.

4. Kết luận

Dù doanh nghiệp có hệ thống backend an toàn và các giải pháp bảo mật truyền thống như FW, WAF, IPS, APT, DDoS, API vẫn là một điểm tấn công quan trọng cần được bảo vệ.

🔹 API là cổng giao tiếp chính giữa ứng dụng di động và backend, dễ bị tấn công. 🔹 WAF, DDoS Protection và IPS không thể bảo vệ trước API Abuse, Business Logic Attack. 🔹 API Protection giúp bảo vệ API từ phía ứng dụng di động đến backend bằng cách kiểm soát truy cập, mã hóa, phát hiện và phản ứng với mối đe dọa API theo thời gian thực.

👉 Doanh nghiệp nên kết hợp API Protection + Mobile App Protection để đảm bảo bảo mật toàn diện từ client đến server, giảm thiểu rủi ro tấn công và bảo vệ dữ liệu người dùng.

Nếu doanh nghiệp của bạn đang triển khai các API quan trọng, đừng chỉ dựa vào bảo mật backend – hãy đầu tư vào API Protection để bảo vệ hệ thống một cách toàn diện!

BShield cung cấp bộ giải pháp bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ người dùng bởi nhiều lớp bảo mật BShield OS, BShield API Protection, BShield Data Protection, SDK Shield, Web Shield.

Theo Phuong Nguyen - Head of Product @BShield